Y Hương Lan là người dân tộc thiểu số thuộc xã Đắk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum – một trong những huyện nghèo của Việt Nam, nên cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn cái ăn cái mặc. Riêng Hương Lan là một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, vì không chỉ khó khăn về vật chất, mà mẹ của em còn đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo.
Thời gian bắt đầu tài trợ: | 2023 |
---|---|
Tình trạng: | Đã nhận giúp đỡ |
Dự án thiện nguyện: | Dự án đang giúp đỡ dài hạn |
Y Hương Lan là người dân tộc thiểu số thuộc xã Đắk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum – một trong những huyện nghèo của Việt Nam, nên cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn cái ăn cái mặc. Riêng Hương Lan là một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, vì không chỉ khó khăn về vật chất, mà mẹ của em còn đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo.
Gia đình Hương Lan có 4 người. Bố em làm rẫy, mẹ em không may mắc phải căn bệnh quái ác ung thư cổ tử cung. Mọi gánh nặng tài chính từ đó đều đè nặng lên vai người bố khi vừa phải chăm vợ bị bệnh, vừa phải lo cho hai đứa con thơ. Hoàn cảnh gia đình em trước kia đã khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn khi số tiền chạy chữa cho mẹ em là một con số không hề nhỏ và với công việc hiện tại của bố thì cũng không đủ khả năng để cùng lúc lo cho 3 người. Dù hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng Y Hương Lan vẫn ấp ủ cho mình ước mơ được trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ, cũng là để chữa bệnh cho những người nghèo khó. Với ước mơ đó, Hương Lan vẫn đang nỗ lực từng ngày. Mỗi ngày, em phải lặn lội 8 km để đến trường đi học, mất hơn một giờ đồng hồ vì gia đình và vì ước mơ có thể thay đổi tương lai.
Gia đình Quỳnh Giao trước kia cũng tạm gọi là đủ ăn đủ mặc nhờ vào đồng lương giáo viên của cha em. Mẹ em trước kia cũng là giáo viên mầm non, nhưng do chính sách cắt giảm biên chế nên về sau chỉ còn một mình cha có thể kiếm ra tiền.
Gia đình Thúy Quỳnh thuộc hộ cận nghèo, em và mẹ vì cuộc sống quá khó khăn, không có nhà cửa, cũng không đủ dư dả để thuê trọ nên đành phải sống nhờ nhà bà ngoại nay đã tuổi cao sức yếu
Ngay từ nhỏ Yến Linh đã không biết mặt cha, mẹ thì đã tiến thêm bước nữa khi em còn chưa đầy hai tuổi. Kể từ đó, em nhận được sự nuôi dưỡng, dạy dỗ của bà ngoại. Ngoại nuôi em lớn bằng cái nghề làm bánh với thu nhập bấp bênh, đã vậy bà phải thường xuyên thức khuya để làm nên sức khỏe ngày một hao tổn.
Tuổi thơ của Văn Hải là một chuỗi những câu chuyện đầy éo le. Mẹ em bỏ đi khi em còn chưa đầy một tuổi. Văn Hải lớn lên trong sự thiếu thốn tình thương của người mẹ, cứ tưởng em vẫn còn cha để làm chỗ dựa tinh thần, nhưng kể từ khi cha em tái hôn thì không còn chăm lo, quan tâm tới em nữa, càng không còn chu cấp kinh phí để cho em ăn học.
Biến cố đầu tiên của cuộc đời xảy ra khi cha của Công Huynh không may qua đời, bỏ lại em khi đó còn rất nhỏ và mẹ em với cuộc sống như rơi xuống đáy vực. Mẹ em cố gắng bươn chải, nuôi em ăn học, đến năm ngoái thì mẹ cũng đã rời bỏ em để về với cha.
Y Nhĩ Linh là người dân tộc thiểu số thuộc thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum - một trong những huyện nghèo nhất Việt Nam, nên cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn cái ăn cái mặc.
Y Cáo là người dân tộc thiểu số thuộc xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum - một trong những huyện nghèo của Việt Nam, nên cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn cái ăn cái mặc.
Y Uyên là người dân tộc thiểu số thuộc thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum - một trong những huyện nghèo của Việt Nam, nên cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn cái ăn cái mặc.
Do ảnh hưởng từ việc làm ở khu công nghiệp trong nhiều năm, nên cha của Hữu Nhân không may qua đời do bệnh tủy và bệnh phổi. Từ ngày cha em mất, mọi chuyện trong ngoài của gia đình đều do mẹ em thay cha cáng đáng bằng việc bán hàng rong vào mỗi buổi sáng, đến chiều thì mẹ gói bánh dừa để kiếm thêm thu nhập.