Tì trợ học phí HKI năm học 2023-2024
Sinh ra trong một gia đình đông con – có 6 anh chị em, các anh chị em của Minh Anh đành phải khép lại giấc mơ đại học vì hoàn cảnh gia đình không cho phép. Cha Minh Anh bị bệnh về mắt, gần đây nhất lại bị tai nạn dẫn đến gãy xương, nên cha cũng không đủ sức khỏe để đi làm, cũng không có ai thuê mướn cha làm.
Thời gian bắt đầu tài trợ: | 2023 |
---|---|
Tình trạng: | Đã nhận giúp đỡ |
Dự án thiện nguyện: | Dự án đang giúp đỡ dài hạn |
Tổng tiền đã tài trợ: | 10,398,500 VNĐ |
Sinh ra trong một gia đình đông con – có 6 anh chị em, các anh chị em của Minh Anh đành phải khép lại giấc mơ đại học vì hoàn cảnh gia đình không cho phép. Cha Minh Anh bị bệnh về mắt, gần đây nhất lại bị tai nạn dẫn đến gãy xương, nên cha cũng không đủ sức khỏe để đi làm, cũng không có ai thuê mướn cha làm. Từ đó, mọi gánh nặng mưu sinh đều dồn lên vai người mẹ đi bán bún chay quanh năm suốt tháng với mức thu nhập ít ỏi khoảng 100.000đ/ngày. Với số tiền đó, mẹ em vừa phải trang trải chi tiêu trong nhà, vừa phải lo tiền cho ba đứa con ăn học, lại vừa phải trả số nợ mà gia đình em đã mượn để chạy chữa cho ba em mười năm về trước. Tuy nhà Minh Anh đông con, nhưng do không có trình độ học vấn hay trình độ chuyên môn nên các anh chị em đều có cuộc sống không hề dư dả. Anh trai Minh Anh làm bảo vệ, chị ba phải vất vả tha hương cầu thực, chị tư đã tốt nghiệp được hai năm, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên đành gác lại ước mơ để đi làm công nhân kiếm tiền lo cho cha mẹ. Trong nhà chỉ còn ba chị em được đi học, là Minh Anh, một em nhỏ và một em gái sinh đôi là Nhật Anh. Một vòng tuần hoàn luẩn quẩn của cái nghèo, cái khổ và nếu không có bất kỳ sự giúp đỡ nào, chị em Minh Anh đều phải giẫm vào vết xe đổ của anh chị mình, sống tiếp một cuộc đời với tương lai đầy tăm tối.
Tì trợ học phí HKI năm học 2023-2024
Gia đình Quỳnh Giao trước kia cũng tạm gọi là đủ ăn đủ mặc nhờ vào đồng lương giáo viên của cha em. Mẹ em trước kia cũng là giáo viên mầm non, nhưng do chính sách cắt giảm biên chế nên về sau chỉ còn một mình cha có thể kiếm ra tiền.
Gia đình Thúy Quỳnh thuộc hộ cận nghèo, em và mẹ vì cuộc sống quá khó khăn, không có nhà cửa, cũng không đủ dư dả để thuê trọ nên đành phải sống nhờ nhà bà ngoại nay đã tuổi cao sức yếu
Ngay từ nhỏ Yến Linh đã không biết mặt cha, mẹ thì đã tiến thêm bước nữa khi em còn chưa đầy hai tuổi. Kể từ đó, em nhận được sự nuôi dưỡng, dạy dỗ của bà ngoại. Ngoại nuôi em lớn bằng cái nghề làm bánh với thu nhập bấp bênh, đã vậy bà phải thường xuyên thức khuya để làm nên sức khỏe ngày một hao tổn.
Tuổi thơ của Văn Hải là một chuỗi những câu chuyện đầy éo le. Mẹ em bỏ đi khi em còn chưa đầy một tuổi. Văn Hải lớn lên trong sự thiếu thốn tình thương của người mẹ, cứ tưởng em vẫn còn cha để làm chỗ dựa tinh thần, nhưng kể từ khi cha em tái hôn thì không còn chăm lo, quan tâm tới em nữa, càng không còn chu cấp kinh phí để cho em ăn học.
Biến cố đầu tiên của cuộc đời xảy ra khi cha của Công Huynh không may qua đời, bỏ lại em khi đó còn rất nhỏ và mẹ em với cuộc sống như rơi xuống đáy vực. Mẹ em cố gắng bươn chải, nuôi em ăn học, đến năm ngoái thì mẹ cũng đã rời bỏ em để về với cha.
Y Nhĩ Linh là người dân tộc thiểu số thuộc thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum - một trong những huyện nghèo nhất Việt Nam, nên cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn cái ăn cái mặc.
Y Cáo là người dân tộc thiểu số thuộc xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum - một trong những huyện nghèo của Việt Nam, nên cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn cái ăn cái mặc.
Y Uyên là người dân tộc thiểu số thuộc thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum - một trong những huyện nghèo của Việt Nam, nên cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn cái ăn cái mặc.
Do ảnh hưởng từ việc làm ở khu công nghiệp trong nhiều năm, nên cha của Hữu Nhân không may qua đời do bệnh tủy và bệnh phổi. Từ ngày cha em mất, mọi chuyện trong ngoài của gia đình đều do mẹ em thay cha cáng đáng bằng việc bán hàng rong vào mỗi buổi sáng, đến chiều thì mẹ gói bánh dừa để kiếm thêm thu nhập.